[Kiến Thức] 6 Nguyên Nhân Phổ Biến Dẫn Đến Việc Đau Chi Dưới Trong Chạy Bộ (Phần 1)

Nam N. Phung
Đăng ngày 04/01/2021
364 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Ảnh: PHANUWATNANDEE | GETTY IMAGES

Bài viết lần này Biji VN muốn cung cấp cho các bạn một số thông tin về các nguyên nhân dẫn đến đau chi dưới (phần chân dưới) bao gồm đau xương cẳng chân, tổn thương vi chấn, chèn ép khoang chân, viêm gân, viêm sưng tấy chân,


Không gì lạ khi nói rằng khu vực dễ chấn thương nhất trên cơ thể đối với người chạy bộ là phần vùng chi dưới. Cụ thể hơn là khu vực xương ống quyển (shin) hoặc bao quát hơn là khu vực chi dưới (lower leg) bao gồm mọi bộ phận từ đầu gối đến mắt cá chân là nơi rất dễ chấn thương từ hoạt động chạy bộ yêu thích của chúng ta.


Dưới đây bao gồm 6 nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương chi dưới và cách điều trị lẫn phòng ngừa. Hi vọng rằng với thông tin này những người chạy bộ có thể sớm xác định nguy cơ chấn thương và tìm được cách điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.


1. Shin Splints (đau ống quyển/cẳng chân/xương chày)

Thuật ngữ này dùng để miêu tả các cơn đau chạy dọc khoảng giữa (nội vi) của xương chày (tibia). Thông thường, bạn sẽ cảm thấy đau khoảng 1/3 diện tích xương ở khu vực này. Cơn đau hình thành lúc chạy và sẽ tự hết sau đó – có thể cải thiện nếu luyện tập thường xuyên. Khu vực giữa xương ống sẽ có cảm giác mềm hơn khi chạm vào. Có thể sẽ kèm theo những chỗ sưng phồng nhẹ chạy dọc phần chi dưới.


Sự rạn nứt vi mô ở các mô cơ chân ra khỏi xương chính là nguyên nhân tạo ra các cơn đau nhức. Các yếu tố ảnh hưởng khác bao gồm tư thế chạy lật bàn chân vào trong (overpronation), chạy trên địa hình cứng, và đau ống quyển khá phổ biến ở những người chạy nhập môn. Cách chữa trị bao gồm chườm đá, mang giày chạy phù hợp hoặc bảo vệ khớp gối, và thay đổi địa hình chạy.


Cải thiện độ dẻo dai của cơ bắp chân và tăng sức mạnh cơ bắp chạy dọc phần trước và sau của chi dưới là quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa loại chấn thương này. Để tăng sức mạnh cơ bắp, bạn có thể để tạ vòng ở bàn chân và thực hiện các động tác hướng mũi bàn chân lên, vào trong và ra ngoài. Thực hiện 3 set với 10 lần/set.


2. Stress Fractures (tổn thương xương vi chấn)

Cũng là nguồn gốc của các cơn đau xương, tổn thương xương vi chấn là một dạng chấn thương xương bắt nguồn từ việc tập luyện lặp lại liên tục kích thích tế bào xương (repetitive microtrauma). Theo cơ chế tự nhiên, xương sẽ phản ứng lại việc đặt áp lực thường xuyên bằng cách trở nên cứng hơn. Áp lực đè nặng sẽ dẫn đến hiện tượng loãng xương (canxi trong tế bào xương chuyển sang tế bào máu), tiếp theo đó là sự tái tạo lại xương, miễn sao trong quá trình tái tạo này áp lực đè nặng không quá cao. Với cường độ tác động lực ngoại vi nặng hơn, giai đoạn loãng xương sẽ diễn ra nhiều hơn hơn giai đoạn tái tạo, dễ dẫn đến việc tạo áp lực tầng vi mô và rạn nứt xương vi mô. Các vết nứt vi mô xảy ra lặp đi lặp lại dẫn đến tổn thương xương vi chấn.


Cách thể hiện thông thường dễ nhận thấy là việc chấn thương xương ngoại vi. Ban đầu, cơn đau hình thành trong lúc chạy bộ nhưng sẽ tự phục hồi xuyên suốt quá trình chạy. Thời gian dần trôi đi, cơn đau hiện diện suốt buổi chạy và có thể ngay khi cả đang đi bộ. Sưng tấy nhẹ có thể xuất hiện ở khu vực bị ảnh hưởng. Tạo áp lực liên tục ở mức độ vi mô có thể dẫn đến nứt xương hoàn toàn.


Dựa trên nghiên cứu phòng thí nghiệm, có một khu vực cụ thể mà xương rất nhạy cảm. Chụp X-Quang thường sẽ không cho thấy điều bất thường trước tầm 2 tuần và có thể lâu hơn.  Chụp MRI và xạ hình xương ba pha thường sẽ có kết quả dễ dàng hơn.


Tổn thương vi chấn trong chạy bộ thường xảy ra ở phần dưới xương mác và cả phần trên dưới của xương chày. Trong một số trường hợp ít phổ biến hơn, tổn thương này có thể xảy ra ở mặt trước của xương chày; việc tổn thương vi chấn này có thể khá phức tạp trong việc chữa lành do cấu tạo hình dáng của xương chày.


Cách điều trị thường bắt đầu bằng việc dừng các hoạt động tạo áp lực lớn, nhưng bạn có thể tập luyện các bộ môn nhẹ nhàng hơn trong các bài tập xen kẽ. Nếu cảm thấy đau khi đi bộ, nên dùng nạng hoặc bó bột. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng nẹp nhôm chân thoáng khí (loại dài) sẽ kích thích hồi phục nhanh chóng hơn. Ngoài ra, hầu hết các vận động viên có thể tiếp tục quá trình luyện tập bình thường chỉ sau sáu đến tám tuần.


Nên xác định rõ nguyên nhân hình thành tổn thương vi chấn. Gia tăng cường độ tập luyện quá nhanh (tốc độ và/hoặc cự ly) là nguyên nhân chủ yếu dẫn để chấn thương dạng này. Mật độ xương (mật độ khoáng chất trong xương) thấp hoặc thiếu vitamin D có thể dẫn đến chấn thương vi chấn. Lịch tập luyện, chế độ ăn, và chu kỳ kinh nguyệt đối với phụ nữ, nên được kiểm tra để tìm mầm mống dẫn đến tổn thương vi chấn và đề phòng kịp thời.

-Kết thúc phần một-


[Nguồn: runnersworld]